Cây kim ngân xoắn hẳn là không mấy xa lạ với những người yêu thích cây cảnh. Kim ngân luôn được xem là cây phong thuỷ mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa cũng như tác dụng của cây kim ngân xoắn. Hãy cùng Nhà Vườn Hùng Hương tìm hiểu nhiều hơn về loại cây có vẻ bề ngoài khá đặc biệt này nhé.
Tổng quan về cây kim ngân xoắn
Kim ngân xoắn là loại cây vốn có nguồn gốc từ rừng rậm nhiệt đới Trung Mĩ. Sau đó, nó được phân bố rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sở hữu vẻ đẹp độc đáo, riêng có. Cây được sử dụng làm cây trang trí nội thất cho nhiều không gian sống khác nhau. Từ khách sạn, nhà hàng, quán cà phê…Cho đến văn phòng, công ty hay các gia đình…
Kim ngân xoắn là một biến tấu khá đặc biệt của cây kim ngân nói chung. Cây có hình dáng khá đặc biệt: cây được tạo thành bởi nhiều thân cây nhỏ đan xoắn vào nhau giống như hình bím tóc. Vì thế chúng còn được gọi với cái tên khác là cây bím đuôi sam.
Hình dáng đặc biệt này là do đặc điểm sinh học của cây: dù là cây thân gỗ nhưng lúc còn non thân cây rất mềm dẻo. Cho phép bạn có thể uốn tạo thành nhiều hình dáng khác nhau. Một cây kim ngân xoắn thực chất là được kết hợp bởi 3 hoặc 5 cây khác nhau. Chúng được xoắn tết lại với nhau ngay từ khi còn nhỏ. Khi trưởng thành sẽ cho ra đời những chậu kim ngân xoắn như chúng ta thấy hiện nay. Khi nhìn vào chậu cây bạn đừng lầm tưởng đây chỉ là 1 cây nhé.
Cây kim ngân xoắn trong phong thuỷ
Trong phong thuỷ cây cảnh, kim ngân chiếm một vị trí khá đặc biệt. Cùng với cây kim tiền là một cặp đôi nổi bật trong việc mang đến ý nghĩa về tiền bạc, sự giàu sang và may mắn. Gia chủ trồng cây kim ngân với mong muốn thu hút được nhiều tài lộc. Gặp nhiều tài vận tốt trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp.
Ý nghĩa của cây kim ngân xoắn trong phong thuỷ
Nếu 1 thân mang ý nghĩa “trụ thiên”, chọc trời, khuấy nước thì 3 thân lại tượng trưng cho sự hài hoà. Đó là sự hài hoà giữa con người và trời đất được tượng trưng bởi 3 yếu tố: Thiên – Địa – Nhân. Nói cách khác, gia chủ trồng cây kim ngân xoắn 3 thân chính là mong muốn có được sự hài hoà giữa thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Có được sự hài hoà này thì mọi việc sẽ thuận lợi, trôi chảy.
Nhiều chuyên gia phong thuỷ còn cho rằng: kim ngân 3 thân mang màu sắc của “Tam tài” hay “Tam giáo”. Là tượng trưng cho 3 yếu tố: Phúc – Lộc – Thọ. Ngụ ý mong muốn tạo phúc, sinh lộc, luôn may mắn và bình an trong cuộc sống.
Tác dụng của cây kim ngân xoắn
Là cây phong thuỷ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần. Nên kim ngân xoắn được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất, dùng làm cây cảnh văn phòng…Nhiều người thích dùng cây để trang trí cho không gian sống của mình. Không chỉ là để tăng tính thẫm mĩ, mà họ còn tin rằng kim ngân sẽ mang đến cho họ nhiều tài lộc, gặp nhiều vận may hơn trong công việc, làm ăn.
Cũng như mọi loại cây cảnh nội thất nói chung. Sự có mặt của kim ngân xoắn luôn tạo ra điểm nhấn đặc biệt cho không gian. Làm bừng sáng sức sống cho không gian xung quanh nó. Tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Nhiều người chỉ quan tâm đến ý nghĩa phong thuỷ của cây mà không biết rằng đây cũng là loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Kim ngân có thể hấp thu và loại bỏ nhiều loại khí độc, lọc được nhiều loại bụi mịn tồn tại trong không khí.
Cây cũng có khả năng làm giảm bớt các bức xạ điện từ có hại cho sức khoẻ con người. Các bức xạ này thường sinh ra trong quá trình chúng ta sử dụng các thiết bị điện tử, điện lạnh. Đặc biệt là điện thoại, máy tính và các thiết bị máy văn phòng. Vì thế, đây còn là loại cây cảnh văn phòng rất được ưa chuộng bởi ý nghĩa và lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Chăm sóc cây kim ngân xoắn
Cũng như các loại cây nội thất khác, kim ngân xoắn rất dễ chăm sóc. Tuy vậy, cũng cần phải được chăm sóc đúng cách. Nếu không có kiến thức đúng thì đôi khi những hành động tưởng như giúp ích cho cây lại vô tình gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Để cây phát triển tốt và khoẻ mạnh thì cần lưu ý đến những yếu tố sau:
Đất trồng cây kim ngân
Đất trồng thích hợp nhất là loại đất nhiều mùn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Không nên trồng cây chỉ với đất thịt 100%. Mà nên trộn đất cùng với xơ dừa, trấu hun, trấu tươi ủ hoai mục và phân hữu cơ để có được hỗn hợp trồng cây tốt nhất. Hỗn hợp này sẽ giúp đất thoáng khí và giữ nước tốt. Đồng thời cũng cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng ban đầu cần thiết cho cây.
Mỗi năm bạn nên thay đất cho cây một lần. Vì sau một thời gian dài đất sẽ trở nên chai lỳ, xơ xác và nghèo dinh dưỡng. Lúc này đất không còn phù hợp với sự phát triển của cây nữa. Nên thay đất mới là điều cần thiết và cũng là tạo điều kiện cho bộ rễ cây có cơ hội được “thay áo mới”
Nước tưới
Nước là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Với kim ngân cũng vậy. Tuy nhiên nhu cầu nước của cây ở cấp độ trung bình. Mỗi tuần chỉ nên tưới cây 1 lần. Lượng nước cũng không cần quá nhiều, chỉ vừa đủ giữ ẩm cho đất là được. Khi đất ướt rễ cây rất dễ bị thối và đứt ra khỏi thân cây. Cây không có đủ số lượng rễ cần thiết sẽ bị vàng lá, héo và chết dần. Người chăm sóc cần phải hết sức lưu ý điều này. Vì đôi khi việc tưới cây quá tay có thể dẫn đến hỏng cả bộ rễ cây.
Ánh sáng
Cây chịu bóng tốt nhưng cũng rất cần ánh sáng để quang hợp. Vị trí đặt cây thích hợp nhất là ở những nơi có ánh sáng nhẹ. Khi nhận được đủ ánh sáng cây sẽ luôn xanh tốt và khoẻ mạnh. Thiếu sáng rất dễ khiến cây bị yếu, vàng hoặc rụng lá. Nếu đặt cây trong phòng kín thì nên chọn nơi có ánh sáng đèn huỳnh quang rọi thẳng vào. Tốt nhất là nên cho cây phơi nắng 2-3 tiếng mỗi tuần. Ánh nắng thích hợp nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu nhận thấy cây có dấu hiệu bị yếu do thiếu sáng. Thì có thể đưa cây ra phơi sáng 5- 7 ngày cho đến khi cây phục hồi hoàn toàn.
Phân bón
Theo thời gian, đất sẽ mất dần chất dinh dưỡng. Nên việc bổ sung phân bón là điều cần thiết đối với cây trồng. Đặc biệt cây trồng trong chậu bị giới hạn bởi diện tích chật hẹp. Bộ rễ không thể vươn ra xa được nên việc bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân định kỳ lại càng quan trọng.
Bạn có thể sử dụng phân bón NPK tổng hợp hoặc một số loại phân hữu cơ khác để bón cho cây. Chu kỳ tốt nhất là 2 tuần một lần. Có thể hoà phân bón vào nước tưới sau đó tưới cho cây. Hoặc có thể rắc trực tiếp phân bón xung quanh gốc rồi tưới nước cho tan dần. Chú ý là không tưới nước có chứa phân bón hoặc rắc phân bón sát vào gốc cây nhé. Bộ rễ cây luôn toả đều ra xung quanh. Vậy nên tưới hoặc rắc phân bón cách gốc chừng 10 – 15 cm là hợp lý.
Vệ sinh
Nên vệ sinh cây thường xuyên để tránh việc các loại nấm và sâu bệnh trú ngụ. Vệ sinh cây cũng giúp giữ gìn được tính thẫm mĩ cho cây. Sử dụng khăn ẩm nhẹ nhàng lau bụi bẩn bám trên bề mặt lá. Khi lau nhớ hết sức nhẹ tay vì lá cây rất mỏng và dễ bì đứt ra khỏi cuống lá. Giữ cho gốc cây luôn sạch sẽ, không đổ bã trà, vứt vỏ bánh kẹo hay các loại rác vào gốc cây. Vì các loại rác hay bã trà là những nơi lý tưởng cho nấm mốc sinh trưởng và có thể hại đến cây.
Reviews
There are no reviews yet.