Tên gọi: Địa lan bạch ngọc
Nguồn gốc: Địa lan bạch ngọc thuộc chi địa lan kiếm, là loài hoa rất dễ trồng, nhanh ra hoa, có hương thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt được nhiều người thích và ưa chuộng.
Phân bố: Địa Lan Bạch Ngọc có nguồn gốc xuất xứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Á. Tại Việt Nam mọc chủ yếu tại miền Bắc vì khí hậu cận nhiệt đới ẩm rất phù hợp với sự phát triển của cây trời mùa thu – vì nó chỉ nở hoa khi mùa thu về.
Phân loại: Địa lan kiếm bạch ngọc hiện nay có 2 giống, người ta gọi là bạch ngọc đại kiều và bạch ngọc tiểu kiều.
Hai giống này chỉ khác nhau về độ lớn của đám lá, của số bông hoa, còn hình dạng và cách chăm sóc đều như nhau. Bạch ngọc đại kiều có số bông trên cành khoảng 6-7 bông, ngược lại là bạch ngọc tiểu kiều chỉ có từ 3-5 bông/ cành.
Cách trồng địa lan bạch ngọc tại nhà
Lựa chọn giá thể trồng lan
Địa lan Bạch ngọc ưa thoáng rễ nên vật liệu trồng cho cây có thể là vỏ thông, vỏ lạc hun, giá thể trộn sẵn hoặc những cụm dương xỉ đều được, đây là môi trường để cây lan phát triển tốt nhất.
Địa lan bạch ngọc thường được người chơi trồng vào chậu và phải đảm bảo thoát nước tốt, tránh tình trạng nước bị ứ đọng sẽ khiến rễ cây bị thối và chết.
Hướng dẫn cách trồng địa lan bạch ngọc
Trước khi trồng địa lan Bạch ngọc cần dùng vòi nước xối rửa sạch các khóm địa lan, cắt tỉa sạch sẽ những rễ cây dập, hỏng và xếp lần lượt vào rổ để ráo nước. Xử lý chống nấm và kích rễ cho cây bằng chế phẩm Hùng Nguyễn hoặc ( Ridomil Gold và vitamin B1) khoảng 20 phút rồi vớt ra cho ráo nước là có thể mang trồng.
Trồng địa lan bạch ngọc nếu chậu quá sâu, bạn có thể lót một chút xốp dưới đáy chậu cho đỡ tốn giá thể + chậu được nhẹ hơn. Sau đó cho phần phân lót vào đáy dày khoảng 5-7cm. Tiếp đến cho giá thể vào rồi cho cây hoa vào trồng như bình thường.
Khi trồng cây vào chậu cần phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị nắng dẫn đến khô rễ.
Thường thì chúng ta trồng vào chậu phải trồng nổi thân, không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh bám chặt để giữ chắc gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất. Vì đặc tính địa lan Bạch ngọc rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ dàng.
Cách chăm sóc địa lan Bạch ngọc đơn giản
Ánh sáng:
Hoa địa lan không phù hợp trồng ở vùng có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gay gắt. Tất cả các giống hoa địa lan nói chung đều là loài sống ở khí hậu ôn đới, lượng ánh sáng phù hợp chỉ nên dịu nhẹ vừa phải ở mức 50 – 60% là đủ, chúng ta nên dùng lưới để che bớt ánh nắng chiếu vào cây khiến cây nhanh vàng lá, héo úa hoặc có thể đặt dưới đất của giàn phong lan cũng giúp giảm bớt lượng lớn ánh nắng cho cây.
Nhiệt độ:
Cây địa lan nằm ở khu vực có khí hậu mát mẻ trong mức 20 – 25 độ C, đối với khí hậu nóng trên 30 độ C ở miền Trung và miền Nam, nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ làm giảm nhiệt độ không khí như quạt, điều hòa hoặc các thiết bị phun sương. Trong thời tiết hanh khô có thể sử dụng thêm máy phun sương để tăng cường độ ẩm cho cây. Cần đặt chậu cây trong điều kiện thoáng khí nhưng kín gió để cây có điều kiện phát triển tốt hơn, góp phần giảm nhiệt độ và tránh gió làm hư hại cây.
Tưới nước:
Cần đảm bảo sao cho rễ luôn ẩm nhưng không bị ướt lâu hay quá khô rễ. Trong giai đoạn cây phát triển, cần tăng lượng nước tưới, nhất là sau khi ra hoa. Đến thời điểm cây lan đã phát triển hoàn toàn bạn điều chỉnh lượng nước tưới ít hơn, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu khi cây đang ra chồi nụ.
Lúc cây ra nụ, cần tưới nước đầy đủ để cành hoa được phát triển tốt. Để đảm bảo lượng nước tưới cho cây lan đủ, bạn có thể theo dõi qua việc nhìn lá lan. Lá sẽ hơi bị nhăn nếu cây bị thiếu nước. Ngoài ra cần theo dõi thường xuyên kết hợp với cắt bỏ bớt lá khô, sâu bệnh, thu nhặt lá già, tạo dáng đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh hại.
Bón phân cho lan
Bón phân có lượng Nitơ cao hơn trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh. Khi cây lan đang trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa, bạn nên dùng phân bón có lượng Photpho cao hơn và Kali thấp hơn. Chúng ta nên xen kẽ phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây và kết hợp bón thêm phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn, phân ủ từ chuối tiêu, phân trâu bò khô, phân dơi, phân trùn quế
Reviews
There are no reviews yet.